Tin tức y tế

Dị ứng thức ăn: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và xử lý

19/09/2023

Dị ứng thức ăn là sự xuất hiện của phản ứng quá mức từ cơ thể đối với một loại chất có trong thành phần thức ăn. Việc hiểu rõ về căn bệnh này và các biện pháp phòng ngừa có thể giúp người bị Dị ứng cải thiện chất lượng cuộc sống và tránh các tình huống nguy hiểm do phản ứng dị ứng gây ra. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu về Dị ứng với thức ăn cũng như cách phòng tránh hiệu quả nhé.

>> Xem thêm:

Dị ứng thức ăn là gì? 

Dị ứng thức ăn là phản ứng không mong muốn của hệ thống miễn dịch xảy ra sau khi tiêu thụ một loại thức ăn cụ thể. Thậm chí một lượng nhỏ thức ăn gây Dị ứng cũng có thể gây ra các triệu chứng như vấn đề tiêu hoá, Ngứa da hoặc Phù nề trên đường hô hấp. Một số người mắc phải có thể phát triển triệu chứng nghiêm trọng, thậm chí là phản ứng dẫn đến nguy cơ sốc phản vệ.

Sự khác biệt giữa Dị ứng bởi thức ăn và không dung nạp thức ăn là rất rõ ràng. Không dung nạp thức ăn là một vấn đề nhẹ hơn và không liên quan đến hệ thống miễn dịch.

Dị ứng với thức ăn là một hiện tượng phổ biến và thường gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt theo lứa tuổi hay giới tính. Tuy nhiên, có một số đối tượng có nguy cơ cao hơn gặp phải tình trạng này, bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (đối tượng này có khả năng mắc Dị ứng cao hơn).
  • Những người có tiền sử gia đình mắc hen suyễn, chàm, phát ban hoặc dị ứng.
  • Người từng trải qua các trường hợp bệnh tương tự và trải qua nhiều lần tái phát.
  • Người bị Dị ứng với một loại thức ăn cụ thể cũng có nguy cơ cao hơn mắc các dị ứng khác. Có một số tình trạng có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với dị ứng thức ăn.

>> Xem thêm: Dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Tình trạng dị ứng với thức ăn sẽ xảy ra ở mọi độ tuổi
Tình trạng Dị ứng với thức ăn sẽ xảy ra ở mọi độ tuổi (Nguồn: Internet)

Dấu hiệu Dị ứng thức ăn

Một số dấu hiệu để nhận biết căn bệnh này là:

  • Da ngứa và sưng: Mẩn ngứa, đỏ, sưng, và ngứa ngáy trên da. Bạn có thể bị sưng môi, mắt hoặc khắp khuôn mặt nếu Dị ứng nặng.
  • Phản ứng của hệ tiêu hóa: Việc có tình trạng tiêu chảy và nôn ói liên tục, kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó cũng có khả năng mắc phải
  • Ngứa ran ở vùng miệng: Cảm giác ngứa ran trong miệng, đặc biệt tại các khu vực như môi, lưỡi, và cổ họng sau khi ăn cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng với các chất trong thức ăn. Với những người có mức độ nhạy cảm cao, triệu chứng này ngày càng trở nên khó chịu.
  • Vấn đề hô hấp: Một số trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, tụt huyết áp và thậm chí bất tỉnh. Khi xảy ra tình hình này, việc quan trọng là đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc phòng khám gần nhất ngay để đảm bảo an toàn.
  • Sốc phản vệ (anaphylaxis): Đây là tình trạng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng bao gồm sưng mạnh, khó thở, tiêu chảy, huyết áp thấp, mạch đập nhanh, khó thở và mất ý thức,…
  • Cách biểu hiện khác: Tùy theo đặc điểm cá nhân và cơ chế Dị ứng (dị ứng tức thì hoặc dị ứng muộn), khi bị dị ứng với thức ăn có thể xuất hiện các biểu hiện khác như viêm da, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho, mất ngủ, mệt mỏi,… Vì những dấu hiệu này tương tự với một số bệnh khác, nên đôi khi chúng bị xem nhẹ hoặc bỏ qua.

>> Xem thêm:

Có rất nhiều triệu chứng để nhận biết bạn đang bị dị ứng thức ăn
Có rất nhiều triệu chứng để nhận biết bạn đang bị Dị ứng thức ăn (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây nên Dị ứng

  • Di truyền: Yếu tố di truyền có thể làm cho người có nguy cơ cao hơn bị dị ứng thức ăn nếu có người trong gia đình đã từng mắc Dị ứng hoặc bệnh lý tương tự.
  • Thực phẩm: Mặc dù bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể gây dị ứng, nhưng có một số loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao gây ra khoảng 90% các tình huống dị ứng. Các loại thực phẩm này bao gồm trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, hạt, cá; động vật có vỏ như tôm, cua; lúa mì và đậu nành.
  • Hội chứng Dị ứng với phấn hoa: Đây là kết quả của sự tương quan giữa kháng thể IgE và phấn hoa, cũng như các protein tương tự có mặt trong hoa quả và rau củ. Triệu chứng thường xuất hiện trong khoảng 5 – 10 phút sau khi ăn, bao gồm ngứa và phát ban trong miệng, ngứa và đau họng, sưng nề mô, miệng, lưỡi hoặc họng. Tuy nhiên, các triệu chứng của hội chứng Dị ứng miệng thường ít nghiêm trọng hơn khi các thức ăn đã được nấu chín.
  • Dị ứng thức ăn gắng sức: Loại này sẽ xuất hiện sau khi ăn vài giờ. Một số thực phẩm thường gây Dị ứng trong trường hợp này là lúa mì, các loại động vật có vỏ, và nhiều thực phẩm khác. Dị ứng càng dễ xảy ra hơn khi đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng, giai đoạn tiền kinh nguyệt ở phụ nữ hoặc người đang sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm thuộc nhóm NSAIDs. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, triệu chứng có thể dẫn đến tình trạng sốc phản vệ.
  • Protein gây dị ứng: Những loại protein như hạt gluten trong lúa mạch, casein trong sữa và albumin trong trứng thường là nguồn gây Dị ứng phổ biến. Với người lớn, các loại đạm có nguy cơ gây dị ứng là tôm, cua, đậu phộng, hạt óc chó, cá,… Với trẻ em, dị ứng sẽ đến từ sữa, trứng, đậu nành.
Nguyên nhân gây nên dị ứng có thể là do di truyền hoặc do phản ứng của các thành phần thức ăn với cơ thể
Nguyên nhân gây nên Dị ứng có thể là do di truyền hoặc do phản ứng của các thành phần thức ăn với cơ thể (Nguồn: Internet)

Cách phòng bệnh và xử lý khi Dị ứng với thức ăn

Dị ứng thức ăn thậm chí có thể gây nguy hiểm cho tính mạng nên rõ ràng chúng ta không nên chủ quan với nó. Hãy cẩn thận trong ăn uống hàng ngày để tránh bị dị ứng. Xem ngay một số hướng dẫn phòng bệnh và mẹo khắc phục bên dưới:

Cách phòng bệnh Dị ứng thức ăn

  • Kiểm soát thực phẩm: Tránh tiếp xúc với những thức ăn mà bạn đã biết là gây dị ứng. Đọc kỹ nhãn trên sản phẩm thực phẩm để xem chúng có chứa các thành phần mà cơ thể bạn bị Dị ứng hay không.
  • Bổ sung dinh dưỡng cân đối: Ăn với chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lý có thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ bị dị ứng.
  • Tham khảo bác sĩ chuyên khoa: Hãy tìm kiếm sự tư vấn và kiểm tra từ bác sĩ chuyên khoa dị ứng. Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm để xác định chính xác thức ăn gây Dị ứng và đưa ra kế hoạch phòng ngừa. Khi biết rõ thức ăn gây dị ứng, hãy thực hiện kiểm tra dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ để xác định mức độ dị ứng và cách phản ứng của cơ thể.
  • Nấu chín thức ăn: Nấu chín thức ăn có thể giúp giảm nguy cơ dị ứng, vì các loại thức ăn thường trở nên ít gây Dị ứng hơn khi đã qua quá trình nấu nướng. Ngoài ra, hãy giữ vệ sinh trong quá trình nấu nướng để giảm nguy cơ tiếp xúc với các vi khuẩn và chất gây dị ứng.
  • Thận trọng với thực phẩm mới: Khi thử một loại thức ăn mới, hãy theo dõi cơ thể cẩn thận để nhận biết ngay các triệu chứng có thể xuất hiện.
Một số cách giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả
Một số cách giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả (Nguồn: Internet)

Một số mẹo chữa Dị ứng thức ăn hiệu quả

  • Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh này, quan trọng nhất là ngưng sử dụng ngay loại thức ăn gây nghi ngờ. Tiếp theo, có thể hòa vitamin C vào nước và uống theo liều lượng hướng dẫn để cung cấp sức đề kháng cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước có thể giúp giảm triệu chứng như ngứa và Phù nề trong trường hợp Dị ứng nhẹ.
  • Kiểm tra Dị ứng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ có thể giúp xác định chính xác thức ăn gây dị ứng và đưa ra kế hoạch điều trị.
  • Có thể sử dụng một số thảo mộc tự nhiên để làm giảm cơn dị ứng. Một số loại thảo dược tự nhiên như cam thảo, cây lô hội và nước lựu có thể giúp giảm các triệu chứng dị ứng.
  • Nếu xuất hiện triệu chứng Dị ứng hoặc có dấu hiệu gì đó bất thường, việc đầu tiên cần làm là tới bệnh viện hoặc phòng khám gần nhất để tham khảo ý kiến của bác sĩ. Trong trường hợp nguy hiểm như sốc phản vệ, cần thực hiện các biện pháp cấp cứu ngay lập tức, bao gồm xoa bóp tim ngoài lồng ngực và đưa người bệnh đến cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho tính mạng.
Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất để  tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất để  tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại Dị ứng (Nguồn: Internet)

Câu hỏi thường gặp: 

Dị ứng thức ăn bao lâu thì hết?

Điều này phụ thuộc vào phản ứng của cơ thể. Thời gian Dị ứng thông thường sẽ kéo dài từ 3 đến 24 giờ, hoặc khoảng 2-3 ngày là khỏi hẳn.

Bị Dị ứng thức ăn nên ăn gì?

Hãy  chọn thực phẩm tươi nguyên, không chứa chất phụ gia, chất bảo quản hoặc hương liệu nhân tạo. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các thành phần dị ứng, đồng thời giúp cơ thể nhanh chóng hồi  phục

Bị Dị ứng thức ăn nên uống gì?

Uống nước ép trái cây tươi có thể là một cách tốt để cung cấp dinh dưỡng và chất chống oxy hóa. Một ly nước ép cam hoặc cà rốt sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, làm cơ thể nhanh hết Dị ứng hơn.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về bệnh dị ứng thức ăn, mong rằng bạn sẽ có những thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe của mình. Để biết thêm nhiều kiến thức y học thường thức khác, bạn đừng quên truy cập vào chuyên mục  Tin tức y tế của Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Nếu cần đặt lịch khám, chỉ cần liên hệ ngay với qua số HOTLINE hoặc bấm TẠI ĐÂY, bạn sẽ được đội ngũ y bác sĩ hỗ trợ chu đáo.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.